Bước tới nội dung

Olympic Sinh học Quốc tế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Olympic Sinh học quốc tế (tiếng Anh: International Biology Olympiad, tên viết tắt là IBO) là một kỳ thi Olympic khoa học dành cho học sinh trung học phổ thông. Sau Olympic Toán học quốc tế, các Olympic quốc tế về học thuật đã lần lượt ra đời dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc vào thập niên 1960 (lúc đầu chủ yếu ở Đông Âu). Chương trình dần dần mở rộng, và có hơn 70 nước tham gia trên khắp năm châu. IBO là một trong những loại Olympic trong đó. Mỗi nước tham gia Olympic IBO sẽ gửi bốn người từng thắng cuộc trong kỳ thi Olympic Sinh học quốc gia của nước họ tới IBO. Thường có một trưởng nhóm và hai quan sát viên hoặc hội thẩm viên sẽ đi kèm những thí sinh này.

Mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích của IBO là để thúc đẩy sự nghiệp khoa học cho những học sinh tài năng và nhấn mạnh tầm quan trọng của sinh học trong xã hội chúng ta hiện nay. IBO cũng tạo ra cơ hội lớn để so sánh các phương pháp giáo dục và trao đổi kinh nghiệm. Đây là thông tin hữu ích để cải thiện giáo dục sinh học ở cấp độ quốc gia. Vì việc tổ chức Olympic quốc gia đòi hỏi sự hợp tác của nhiều tổ chức, chẳng hạn như Bộ giáo dục, công nghiệp, hiệp hội giáo viên, đại học và trường học nên giao tiếp và hợp tác giữa các tổ chức trên được thúc đẩy và tăng cường. Cuối cùng, IBO khuyến khích liên lạc giữa học sinh và giáo viên từ nhiều quốc gia trong một môi trường thân thiện. Để biểu dương điều này, cả học sinh và giáo viên đều tuyên thệ hành xử theo nguyên tắc công bằng.

Quy chế thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thi gồm có phần thi lý thuyết và phần thực hành. Các bài kiểm tra lý thuyết bao phủ một phạm vi rộng lớn ngành Sinh học: Sinh học Tế bào, Sinh học Phân tử, Giải phẫu và sinh lý học thực vật, Giải phẫusinh lý học động vật, Tập tính học, di truyền học và sự tiến hoá, sinh thái, và biosystematics. Điểm số được tỉ lệ hóa sao cho phần lý thuyết và phần thực hành đều chiếm tỉ trọng khoảng năm mươi phần trăm.

Các thí sinh được xếp hạng dựa trên điểm số cá nhân của họ. Các điểm số này dựa trên kết quả bài kiểm tra lý thuyết và bài kiểm tra thực nghiệm, mỗi phần chiếm khoảng năm mươi phần trăm tổng điểm chung cuộc. Huy chương Vàng sẽ được trao cho top 10% số học sinh tham gia, Huy chương Bạc trao cho 20% số học sinh tiếp theo, và Huy chương Đồng trao cho 30% số học sinh tiếp đó. Mặc dù đã có lời tuyên thệ hành xử công bằng, một học sinh đã từng bị phát hiện gian lận và đã bị loại.

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ chính thức của IBO là tiếng Anh. Để tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả thí sinh, các bài kiểm tra sẽ được dịch trước ngày thi. Lãnh đạo và hội thẩm đoàn riêng mỗi nước sẽ thực hiện việc dịch bài thi về tiếng mẹ đẻ. Điều này có nghĩa là họ sẽ biết rõ đề thi. Vì vậy, những người đó và thí sinh bị buộc ở cách ly nhau.

Mục tiêu của thí sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các mục tiêu mà mỗi thí sinh hy vọng sẽ đạt được trong kỳ thi IBO có thể rất khác nhau, thay đổi từ mục tiêu giành huy chương cho đến mục tiêu giao lưu, khám phá tương tác giữa các nền văn hóa.

Các IBO trong quá khứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi năm IBO được tổ chức ở một nước khác nhau.

Lần thứ
Thành phố
Nước chủ nhà
Thời gian
Số quốc gia tham dự
1 Olomouc Tiệp Khắc Tiệp khắc 1–7 tháng 7 năm 1990 6
2 Makhachkala Liên Xô Liên Xô 1–7 tháng 7 năm 1991 9
3 Poprad Tiệp Khắc Tiệp Khắc 6–12 tháng 7 năm 1992 12
4 Utrecht Hà Lan Hà Lan 4–11 tháng 7 năm 1993 15
5 Varna Bulgaria Bulgaria 3–10 tháng 7 năm 1994 18
6 Bangkok Thái Lan Thái Lan 2–9 tháng 7 năm 1995 22
7 Artek Ukraina Ukraina 30 tháng 6 – 7 tháng 7 năm 1996 23
8 Ashgabat Turkmenistan Turkmenistan 13–20 tháng 7 năm 1997 28
9 Kiel Đức Đức 19–26 tháng 7 năm 1998 33
10 Uppsala Thụy Điển Thụy Điển 4–11 tháng 7 năm 1999 36
11 Antalya Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ 9–16 tháng 7 năm 2000 38
12 Brussels Bỉ Bỉ 8–15 tháng 7 năm 2001 38
13 JūrmalaRiga Latvia Latvia 7–14 tháng 7 năm 2002 40
14 Minsk Belarus Belarus 8–16 tháng 7 năm 2003 41
15 Brisbane Úc Úc 11–18 tháng 7 năm 2004 40
16 Bắc Kinh Trung Quốc Trung Quốc 10–17 tháng 7 năm 2005 50
17 Rio Cuarto Argentina Argentina 9–16 tháng 7 năm 2006 48
18 Saskatoon Canada Canada 15–22 tháng 7 năm 2007 49
19 Mumbai Ấn Độ Ấn Độ 13–20 tháng 7 năm 2008 55
20 Tsukuba Nhật Bản Nhật Bản 12–19 tháng 7 năm 2009 56
21 Changwon Hàn Quốc Hàn Quốc 11–18 tháng 7 năm 2010 58
22 Đài Bắc Đài Loan Đài Loan 10–17 tháng 7 năm 2011 59
23 Singapore Singapore Singapore 8–15 tháng 7 năm 2012 63
24 Bern Thụy Sĩ Thụy Sĩ 14–21 tháng 7 năm 2013 62
25 Bali Indonesia Indonesia 6–13 tháng 7 năm 2014 61
26 Aarhus Đan Mạch Đan Mạch 12–19 tháng 7 năm 2015 61
27 Hà Nội Việt Nam Việt Nam 17–24 tháng 7 năm 2016 68
28 Coventry Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh 23–30 tháng 7 năm 2017 68
29 Shiraz Iran Iran 15–22 tháng 7 năm 2018 70
30 Szeged Hungary Hungary 2019
31 Nagasaki Nhật Bản Nhật Bản 2020

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Website chính thức từng kỳ thi IBO: